Thức khuya nhiều có ảnh hưởng tới trí nhớ không? Cách khắc phục đơn giản bạn nên thử ngay
Có tới 45% người Việt dưới 35 tuổi ngủ dưới 6 tiếng/ngày (theo khảo sát của Viện Sức khỏe Tâm thần 2023). Thức khuya là thói quen gây hại cho sức khỏe của giới trẻ hiện nay. Bên cạnh việc phải thức ôn thi, chạy deadline công việc,… nhiều người còn đánh đổi giấc ngủ để "cày phim” xuyên đêm. Thiếu ngủ thường xuyên có thể âm thầm tàn phá trí nhớ, sự tập trung và cả sức khỏe tinh thần của mỗi người. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn lý do vì sao thức khuya lại để lại hậu quả nặng nề cho sức khỏe và các giải pháp bảo vệ trí nhớ khi buộc phải thức đêm vì công việc!
1. Thức khuya tàn phá trí nhớ đáng kể
Theo nghiên cứu của Đại học California (UCLA):
Ngủ ít hơn 5 giờ/đêm làm giảm hiệu suất ghi nhớ của não bộ tới 40%. Khi bạn ngủ, não sẽ xử lý và lưu trữ thông tin mới – giống như “sao lưu dữ liệu”. Nếu bạn không ngủ đủ, “dữ liệu” không kịp sao lưu, khiến bạn hay quên, nhầm lẫn và tiếp thu chậm.
Theo thống kê, tỷ lệ người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường không có thói quen thức khuya. Bởi vì thời gian buổi tối là lúc để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày. Nhưng khi chúng ta thức khuya, đã làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.
Mặt khác, khi thức khuya hoặc ngủ quá ít thì dễ bị đau đầu vào ngày hôm sau, ngoài ra nếu thường xuyên thức khuya sẽ gây ra những dấu hiệu về rối loạn tâm thần như mất ngủ, người hay quên, lo âu, dễ cáu gắt, căng thẳng, đau đầu... Nên ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày để giảm nguy cơ đau đầu, mệt mỏi và nhất là các biểu hiện của suy giảm trí nhớ.
Các ảnh hưởng cụ thể:
- Suy giảm trí nhớ ngắn hạn: Khó nhớ tên người, số điện thoại, việc vừa làm.
- Giảm khả năng tập trung: Dễ xao nhãng, làm việc không hiệu quả.
- Phản xạ chậm hơn: Nguy hiểm khi lái xe, làm việc máy móc, hoặc xử lý tình huống gấp.
- Tăng hormone stress (cortisol): Khiến não bị “bào mòn”, lâu dài có thể ảnh hưởng đến vùng hippocampus – trung tâm ghi nhớ.
(Ảnh minh họa)
6 cách đơn giản giúp bảo vệ trí nhớ khi buộc phải thức khuya
1. Tận dụng giấc ngủ ngắn (power nap)
Nếu đêm phải thức, bạn nên tranh thủ ngủ trưa hoặc chợp mắt 15–30 phút vào đầu giờ chiều. Giấc ngủ ngắn giúp não “refresh”, cải thiện trí nhớ ngắn hạn và hiệu suất làm việc ngay lập tức.
Theo nghiên cứu, một giấc ngủ ngắn chỉ từ 10 đến 20 phút là lý tưởng vì bạn sẽ không chìm vào giấc ngủ sâu và cảm thấy quá uể oải khi đến giờ thức dậy. Bạn có thể uống một tách cà phê trước ca làm việc của bạn và chợp mắt một chút. Khi đồng hồ báo thức đổ chuông, caffeine sẽ phát huy tác dụng và khiến bạn tỉnh táo để bắt đầu công việc.
2. Bổ sung thực phẩm tốt cho não bộ
Người thường xuyên thức khuya sẽ tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể nên cần bổ sung đầy đủ những thực phẩm giàu carbohydrate, protein chất lượng cao và thực phẩm giàu vitamin C như trứng, bánh mì, sữa... Như vậy không chỉ bổ sung lượng dinh dưỡng tiêu hao trong cơ thể mà còn bảo vệ sức khỏe của da.
- Ăn thêm quả óc chó, cá hồi, trứng, rau xanh đậm, quả mọng, bơ.
- Tránh ăn đồ chiên rán, nước có gas, bánh kẹo trước khi làm việc khuya.
(Ảnh minh họa)
3. Luyện tập khả năng ghi nhớ
Theo các chuyên gia, trí nhớ không phải là một năng khiếu bẩm sinh mà do được rèn luyện mỗi ngày. Chính vì vậy, để tăng cường trí nhớ một cách hiệu quả bạn cần rèn luyện khả năng ghi nhớ cho não bằng cách: Tạo cho mình một thói quen ghi chép những sự kiện quan trọng, hồi tưởng sự việc đã qua nhờ vậy bạn sẽ ghi nhớ được lâu hơn. Học cách liên tưởng sự việc này với sự việc khác để giúp bộ não ghi nhớ được nhiều sự việc hơn, từ đó phản xạ nhạy bén hơn. Tập cách tăng tốc độ phản xạ như tăng tốc độ đọc sách, tốc độ nói, tốc độ suy luận và suy nghĩ về một vấn đề để giúp não bộ phản ứng linh hoạt hơn.
4. Tập thể dục nhẹ nhàng
10–15 phút đi bộ, tập thở sâu hoặc xoay cổ vai gáy trước khi làm việc đêm giúp tăng tuần hoàn máu não, giảm mỏi mắt, tăng tỉnh táo. Tập thể dục thường xuyên có tác động tích cực đến sức khỏe của não bộ. Duy trì thói quen tập thể dục giúp bảo vệ não chống lại sự lão hóa, từ đó hạn chế nguy cơ xảy ra tình trạng suy giảm trí nhớ tuổi già.
Tập thể dục mỗi ngày sẽ hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu lên não, cải thiện chứng thiếu máu não. Một số hoạt động thể thao giúp cải thiện trí nhớ hiệu quả bao gồm chạy bộ, bơi lội, khiêu vũ, cầu lông, nhảy dây…
5. Cải thiện trí nhớ kém bằng cách giảm tiêu thụ đường
Kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể cũng là một trong các cách cải thiện trí nhớ hữu hiệu. Thường xuyên nạp thực phẩm chứa nhiều đường vào cơ thể là yếu tố rủi ro làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, thần kinh, trong đó có suy giảm trí nhớ. Các nghiên cứu về dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, những đối tượng nạp nhiều đường vào cơ thể trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn người bình thường.
Khi nạp nhiều đường vào cơ thể có thể làm giảm tổng thể tích não và đây chính là dấu hiệu đầu tiên của bệnh Alzheimer. Vì vậy, việc hạn chế đường trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ góp phần giúp cơ thể chống lại nguy cơ bị suy giảm trí nhớ.
6. Sử dụng hỗ trợ tự nhiên như viên nhai tỉnh táo K3
Khi cần tăng tỉnh táo tức thì mà không gây lệ thuộc, viên nhai tỉnh táo K3 là lựa chọn thông minh. Sản phẩm dạng viên nhai tiện lợi, chứa các thành phần dinh dưỡng cho sức khỏe, không gây tim đập nhanh, đau đầu hay khó ngủ sau dùng.
Sản phẩm này đã được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn quốc tế GMP, được Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế thẩm định và cấp phép, mang đến sự an tâm trong suốt quá trình sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn được tổ chức uy tín quốc tế CIDP (Centre International de Développement Pharmaceutique) chứng nhận về chất lượng và khả năng hỗ trợ tỉnh táo, tăng cường sức khỏe.
Thành phần chính:
- Cao trà xanh, cao hồng sâm, caffeine: Giúp não “tỉnh mà nhẹ”, tăng khả năng ghi nhớ và tập trung.
- Vitamin C, E, B5, B6, PP: Tăng trao đổi chất, chống oxy hóa, hỗ trợ trí não hoạt động hiệu quả dù thiếu ngủ.
Viên nhai tỉnh táo K3 đặc biệt phù hợp với:
- Sinh viên ôn thi đêm
- Dân văn phòng chạy deadline
- Người làm việc ca đêm, ngủ ngày
- Người hay “quên trước quên sau” vì thức khuya kéo dài
Chia sẻ thật từ người dùng:
(Ảnh nhân vật cung cấp)
Nguyễn Thu Trang (32 tuổi, nhân viên văn phòng):
“Có những đợt quyết toán, mình ngủ ngày 3–4 tiếng là may. Mấy hôm đầu đầu óc cứ đơ, buồn ngủ rũ rượi. Từ lúc dùng viên nhai K3, mình cảm thấy tỉnh hơn hẳn, lúc cần chớp mắt thì ngủ được luôn. Không bồn chồn như uống cà phê.”
Thức khuya không chỉ ảnh hưởng đến thể lực mà còn bào mòn trí nhớ từng ngày. Nếu bạn buộc phải sống với những đêm dài vì học hành, công việc, hãy học cách “bảo vệ não bộ” bằng những giải pháp đơn giản: ngủ ngắn hợp lý, ăn đúng cách, nghỉ ngơi khoa học – và dùng thêm các hỗ trợ lành mạnh như viên nhai tỉnh táo K3 khi thật sự cần.
Xem thêm: