Người làm việc 2-3 job mỗi ngày: Làm sao để không kiệt sức?
Làm 2–3 công việc mỗi ngày không còn xa lạ với người trẻ hiện đại. Nhưng nếu bạn thường xuyên cảm thấy kiệt sức, uể oải giữa ngày, rất có thể bạn đang dùng sai cách để giữ tỉnh táo. Bài viết này sẽ chia sẻ kinh nghiệm thực tế của người làm freelancer nhiều việc, kèm theo những giải pháp giúp làm nhiều việc mà không kiệt sức – từ thói quen nhỏ đến cách chọn sản phẩm hỗ trợ tỉnh táo an toàn, như viên nhai tỉnh táo K3.
Làm nhiều việc để nhanh "thành công"
“Một ngày chỉ có 24 tiếng, mà tôi phải chia cho 3 công việc, 2 tiếng di chuyển và 1 tiếng… ngồi thở trong mệt mỏi.”
Đó là chia sẻ thật của Phong – một chàng trai 27 tuổi đang sống giữa Hà Nội, vừa là nhân viên văn phòng, vừa nhận thiết kế freelance ban đêm.
(Sau khi kết thúc ca làm việc chính, Phong chỉ có khoảng 1 giờ để tiếp tục công việc freelancer của mình)
Câu chuyện của Phong không phải cá biệt. Rất nhiều người trẻ – vì mưu sinh, vì đam mê, hoặc đơn giản là vì muốn “chạy nhanh hơn kẻ khác” – đang bước vào nhịp sống multi-jobber: sáng văn phòng, tối chạy xe; trưa đi họp, tối livestream bán hàng; ngày dạy học, đêm viết content.
Nhưng sống như vậy hoài có kiệt sức không? Có mất trí nhớ, rối loạn nhịp tim, stress ngầm không?
Và làm thế nào để không chỉ “tỉnh táo để làm” mà còn “tỉnh táo để sống”?
Một ngày của người làm 2–3 job
“7h sáng đi làm, 6h chiều tan ca, 7h tối có mặt ở studio để thu podcast. Về đến nhà 11h, còn phải chỉnh file, trả bài cho khách. Gần 2h sáng mới được ngủ. Hôm nào có dự án gấp là thức trắng luôn, sáng hôm sau uống cà phê như uống nước.”
Đó là lịch trình thường nhật của Minh, một bạn trẻ làm chính ở công ty truyền thông, đồng thời nhận việc lồng tiếng tự do và bán tài khoản phim online để kiếm thêm.
Nghe qua tưởng “đa năng”, “siêu nhân”, nhưng thực tế là:
- Mắt luôn mỏi, người lúc nào cũng lơ mơ.
- Hay cáu gắt vì chỉ cần một việc trật nhịp là cả chuỗi sụp đổ.
- Lâu dần, tim đập nhanh, mất ngủ, suy giảm trí nhớ ngắn hạn.
(Giới trẻ tranh thủ mọi nơi, mọi lúc để "chạy job" - Ảnh minh họa)
Lý do vì sao bạn “hết pin” giữa ngày?
Không phải vì bạn yếu, mà vì:
- Não bộ không có thời gian phục hồi → quá tải thông tin, dễ quên, kém tập trung.
- Giấc ngủ bị chia cắt, chắp vá → cơ thể không đạt trạng thái hồi phục sâu.
- Chế độ ăn uống, vận động bị bỏ qua → mệt mỏi mãn tính, thiếu vitamin nhóm B, C, khiến não chậm xử lý.
- Cà phê và nước tăng lực bị lạm dụng → tỉnh tạm thời nhưng sau đó “tụt mood” mạnh, mất ngủ, rối loạn nhịp tim.
5 cách giúp bạn làm nhiều việc mà không kiệt sức
1. Lên kế hoạch nghỉ ngơi ngắn giữa các job
Đừng làm việc một cách liên tục. Hãy tách mỗi job ra 1 khoảng nghỉ ngắn (10–15 phút), để đầu óc kịp “chuyển kênh”. Ngồi im 5 phút không chạm điện thoại, vươn vai, hít sâu, rửa mặt – những việc tưởng đơn giản lại giúp bạn giữ pin não lâu hơn rất nhiều. Trong thời gian nghỉ này bạn cần ngừng hẳn các hoạt động có liên quan đến máy vi tính và nghỉ ngơi hoàn toàn.
Bạn có thể mát- xa vùng đầu để giảm mệt mỏi và làm đầu óc minh mẫn hơn. Mát- xa cần phải xoã tóc xuống, dùng các ngón tay xoa nhẹ nhàng từ trán ra sau gáy, nên làm khoảng 30 lần, mát- xa theo vòng tròn nhẹ nhàng bằng 3 ngón tay – ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn. Có thể mát- xa như vậy một vài lần trong ngày làm việc.
2. Ăn đủ – không ăn vội
Đừng coi bữa ăn như trạm dừng để nhét năng lượng. Nếu không có thời gian, hãy chuẩn bị sẵn trái cây, hạt, cơm nắm, trứng luộc, sữa chua mang đi. Cơ thể có dinh dưỡng, não mới không quá tải.
Ngoài ra, khi ăn vội, cơ thể không kịp đưa tín hiệu đến não cho biết đã đủ no. Điều này dẫn đến người ăn vội, ăn quá nhanh có nguy cơ ăn nhiều hơn nhu cầu cơ thể, dẫn đến khả năng béo phì gấp 3 lần so với người ăn chậm hơn. Người ăn nhanh cũng có tình trạng trào ngược dạ dày cao hơn.
3. Ngủ ngắn khi có thể – 15 phút cũng đủ
Một giấc chợp mắt giữa hai job – dù chỉ 15 phút – có thể phục hồi 40% khả năng tập trung. Bạn có thể tranh thủ khi đang chờ file render, khi ngồi trên xe bus, hay giữa giờ trưa.
Bác sĩ Safia Khan, chuyên gia về rối loạn giấc ngủ cho biết:"Khi bạn chợp mắt, nó sẽ cung cấp năng lượng cho bạn, giúp bạn tỉnh táo hơn trong 4 đến 6 giờ tiếp theo và cảm thấy mình có thể hoàn thành nhiều công việc hơn".
Bên cạnh đó, giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn, giảm mệt mỏi, tăng cường tỉnh táo và cải thiện tâm trạng cũng như hiệu suất của bạn. Giấc ngủ này cũng đặc biệt có lợi cho những người làm công việc cần tập trung cao độ như lái xe, người làm việc theo ca kíp,...
4. Thư giãn ngắn
Stress hay căng thẳng khiến bạn tốn nhiều năng lượng. Vì vậy, cố gắng đưa các hoạt động thư giãn vào lịch trình mỗi ngày, chẳng hạn như:
- Tập yoga hoặc thái cực quyền
- Nghe nhạc hoặc đọc sách
- Dành thời gian với bạn bè.
Bất cứ việc gì giúp bạn thư giãn cũng sẽ cải thiện mức năng lượng, nhờ đó tránh được kiệt sức, mệt mỏi.
5. Chọn chất giúp tỉnh táo an toàn, không lệ thuộc
Nếu bạn cần tỉnh ngay nhưng không muốn mất ngủ, không muốn tim đập nhanh hay phải uống 3–4 ly cà phê, hãy thử viên nhai tỉnh táo K3.
Viên nhai K3 – cứu tinh của người làm việc không có giờ nghỉ
Khác với nước tăng lực “tỉnh nhanh – tụt nhanh” hay cà phê dễ gây bồn chồn, K3 sử dụng công thức thông minh chứa lượng caffeine vừa đủ (chỉ 70mg/viên), kết hợp cao trà xanh, cao hồng sâm, vitamin C, E, B5, B6, PP.
Cơ chế tỉnh mà không mệt, tỉnh mà ngủ vẫn sâu chính là điểm khiến nhiều bạn trẻ yêu thích.
(Chi, 26 tuổi, quản lý dự án và bán hàng online)
“Mình dùng viên nhai tỉnh táo K3 khi cần làm xuyên đêm hoặc có cuộc họp gấp chiều muộn. Dạng viên nhai nên tiện, vị dễ chịu, và đặc biệt là tỉnh táo đều đặn chứ không gắt gỏng như nước tăng lực. Tối vẫn ngủ được ngon.” — Chia sẻ từ Chi, 26 tuổi, quản lý dự án và bán hàng online.
Làm nhiều việc không sai – nhưng cần biết giữ năng lượng cho điều quan trọng
Nhiều người làm 2–3 job mỗi ngày không phải vì thích bon chen, mà đơn giản là nuôi ước mơ, cải thiện kỹ năng hoặc vì gánh nặng kinh tế.
Nhưng nếu bạn đánh đổi cả giấc ngủ, trí nhớ và sức khỏe thì chẳng có job nào đủ bù lại khi bạn đổ bệnh, khi trí não không thể “chạy tiếp”.
Hãy yêu công việc – nhưng đừng bỏ rơi cơ thể. Tỉnh táo không chỉ là để làm cho xong, mà còn để biết đâu là lúc cần nghỉ, đâu là lúc cần tiếp sức đúng cách.
Xem thêm: